Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

WOLVES IN THE THRONE ROOM - Diadem of 12 Stars

Wolves In The Throne Room là 1 band Avant-Grade Black Metal đến từ USA. WITTR ảnh hưởng nặng từ phong cách chơi nhạc của 1 số band Pagan có phong cách Ambient Black, đôi chút Doom/Dark Metal và âm hưởng thiên nhiên.

Con đường tư tưởng mà WITTR chọn không phải những tư tưởng đã từng xuất hiện trong Black Metal, những ca khúc của band xoay quanh những bài thơ, không gian lạnh lẽo của đêm đông, tình yêu thiên nhiên...
Album Diadem of 12 Stars phát hành đầu năm 2006 với 4 ca khúc và tổng thời gian đúng 1 giờ đồng hồ...
Một tiếng... Ngắn để hiểu rõ hành trình nội tâm của album nhưng đủ để đem lại dấu ấn cực kỳ lớn trong lòng người nghe!

Bìa album là ảnh 1 cánh rừng, đẹp như 1 bức tranh, cánh rừng mùa đông...
Diadem of 12 Stars, cái nội dung xem ra thật khó hiểu, 12 ngôi sao ở đây nghĩa là gì? tượng trưng cho 12 tháng ? có lẽ...

Album mở đầu bởi Queen of the Borrowed Light.
Những giây đầu tiên nó như thế nào ư, có thể gọi là Doom Metal, những cú riff nặng trĩu và trống chậm dãi hòa nhịp với guitar lead, hơn 2 phút đắm chìm trong giai điệu Depressive Doom quen thuộc...
Ca khúc là khoảng thời gian thật đẹp, đôi khi thật tàn bạo nhưng càng về cuối, nhất là 4 phút cuối cùng, giọng nữ vang xa thật đẹp, âm vang ào ào nhưng chính giọng nữ trong vắt ấy tạo nên vẻ đẹp từ giai điệu đến phong cảnh hiện hữu!

Ca khúc thứ 2 "Face in a Night Time Mirror part 1"...
Không thể hay hơn! Không thể đẹp hơn!!!
Raw Black ngập tràn trong giai điệu, trong tiếng nữ thánh ca, trong tiếng gằn gọc đầy tàn bạo, vậy mà nghe buồn đến vậy sao?...
2 phút đầu chiếm lĩnh toàn bộ không gian của mùa đông, thanh thoát và đẹp tuyệt vời, guitar nhanh nhưng đầy giai điệu, cái giai điệu lặp đi lặp lại cùng giọng nữ thánh ca xa xăm...
Đôi khi, dù rất ít và cũng mờ ảo, tiếng keyboard càng khiến cảm giác như êm đềm và mềm mại...
Ca khúc dài 13 phút nhưng trôi thật nhanh, nhanh bởi chính giai điệu ào ào nhưng quyến rũ kinh khủng!
Track2 mang đậm phong cách của Drudkh, cũng là 1 band Black Metal tôn vinh vẻ đẹp của thiên nhiên, nếu như Drudkh tông thờ vẻ đẹp dịu dàng nhưng buồn ảm đạm của mùa thu thì với WITTR, mùa đông với tuyết phủ kín trời, lạnh thấu sương thật đẹp...
Phong cách của Drudkh thể hiện rõ khi khoảng giữa ca khúc xuất hiện những đoạn chơi folk music và 2 vocal xen lẫn nhau.
Ca khúc trôi đi như 1 trận bão tuyết, ầm ĩ và tàn bạo...

Track thứ 3 "Face in a Night Time Mirror part 2"
Lại xuất hiện trong âm thanh Doom nặng nề... Và lại mạnh mẽ như trận bão tuyết...
Lại 1 siêu phẩm, 3 phút đầu với giọng nữ gothic trên nền guitar nhanh như vũ bão thì sau đó lại là đoạn solo guitar acoustic ảm đạm và tuyệt diệu!
Giữa mùa đông lạnh giá, giữa ngọn núi cao phủ tuyết trắng, giữa những cánh rừng của bầy sói... Tiếng acoustic là thứ duy nhất khiến phong cảnh thêm đẹp hơn và càng buồn hơn...



Thứ Black Metal trong album này thật quá đặc biệt, sự đặc biệt giải nghĩa bởi 2 tay guitar tài năng, một người tạo nên giai điệu lề mề quyến rũ thì người kia lại tàn bạo và điên cuồng.

(A Shimmering Radiance) Diadem of 12 Stars là 1 ca khúc vĩ đại !
Một ca khúc không thể hay hơn 
Vẫn là sự mở đầu đầy mệt mỏi của Doom Metal, thật sự không biết diễn tả sao đây, trong tâm thức của người nghe, thật khó hiểu, cảm giác thật lạ bởi tiếng guitar như vòng quay, như ẩn hiện trong trái tim...
Ca khúc này phảng phất phong cách chơi nhạc của Ishahn, những đoạn keyboard nhẹ nhàng trên nền guitar ào ạt nghẹt thở...
Càng về cuối âm thanh lại càng mang dáng vẻ Doom, chật chội và nặng nề, đôi lúc chơi như 1 band Sludge Metal, như thể những người vô cảm đang chơi nhạc. Thứ âm nhạc quái quỷ không linh hồn...
Và khép lại album, vẫn phong cách ấy, giọng nữ xa xăm đầy quyến rũ trên nền nhạc nhanh và hay khủng khiếp, một ca khúc quá dài nhưng lại quá hay...

Không phải hay từ lần đầu tiên, cũng không thể hay từ lần thứ 2... hãy nghe nhiều lần nếu muốn...


Thật quá khó để viết 1 bài review cho 1 album mà ngay đến bản thân mình không hiểu rõ tâm trạng của nó, nhưng biết sao khi album này quá xuất sắc, thứ âm nhạc tuyệt vời...
Dành cho những ai đã từng yêu: Alcest, Bergthron, Drudkh...

Nguoidien

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

DESIRE - Pentacrow - Chết...

Nếu LOSS là ban nhạc có tuyệt phẩm tôi yêu điên dại nhất của Doom Metal thì...
DESIRE là ban nhạc tôi yêu điên dại, sợ hãi và ám ảnh nhất của Doom Metal................

PANTACROW...
Hiếm 1 ban Doom Metal nào lại như vậy...
Mỗi album đều đọng lại nơi tâm hồn người nghe một khoảng trống vô bờ, mỗi album là kéo theo hình ảnh một ca khúc, một sự quật khởi tâm hồn, đôi khi là hủy diệt tâm hồn đó...

PENTACROW còn kinh khủng và ảm đạm bội phần... Tất cả những gì trong Pentacrow đơn giản đều gắn liền cái chết...
Trong âm nhạc của Desire, cái chết luôn là điểm đến của mọi tâm hồn...
Crow là con quạ, bìa cover là con quạ...
Một con quạ chết trên những bông hồng sương khói...

A Ride In a Dream Crow
Tuyệt khúc đầu tiên...
Pentacrow bắt đầu với những âm thanh đặc trưng của màn đêm...

Trong bầu trời đêm tĩnh mạch đó, chỉ là 1 phút intro nhưng tôi có thể viết review cho nó cả vài trang giấy...
Chỉ quánh đặc lại trong âm thanh gió xào xạc, tiếng cửa kêu cót két... Nổi lên là tiếng đàn vĩ cầm buồn tê tái, ảm đạm 1 cách khủng khiếp...
Như nhạc nền cho một người tự tử (???), sầu u, tang thương...
Từng âm thành, từng giây trong 50 giây mở màn đó đều đọng lại những gì bi tráng nhất... Giữa bầu trời gió gào thét, lá rụng như giữa mùa thu, gió quằn quại, tiếng cửa cót két...v.v. mọi thứ toát nên sự cô đơn không thể tả...

Nhưng điểm nhấn cho sự tang thương, ai oán chính là tiếng quạ kêu...
Không thể hình dung nổi nữa... Cái loài động vật đen và luôn luôn mang điềm gở ấy lại xuất hiện ngay những phút đầu tiên của album...
Tiếng kêu như tiếng khóc than...

Và từng hồi quạ kêu chìm vào âm thanh của đàn dương cầm...
Từ vĩ cầm đến tiếng quạ kêu rồi về với âm thanh của dương cầm, có lẽ chưa bao giờ Doom Metal lại có một sự mở đâu ai oán đến vậy...
Từng tiếng đàn piano, rồi từng hồi trống mệt mỏi hiện ra...

"I can hear it...
I can hear the Crow... the Crow...

Buried and forgotten, in these shadows of past,
I wait the songless bird, whose nest is my rest.
This gasp of trust is something like a refuge...
Will be this lustful voyage really the last? "

Trời ơi!!! Chỉ biết thốt lên khi nghe giai điệu của ca khúc ấy... Guitar sầu thảm vậy sao, vocal gằn gọc tang thương vậy sao... DOOM METAL là vậy sao!!! Khóc than và cào xé, vẫy vùng...

Tôi có thể nghe...
Tôi có thể nghe âm thanh ấy... Quạ kêu....
Quên đi mọi thứ trong quá khứ đau buồn này... Xin nguyện làm những con chim kia...
Yên nghỉ nơi tổ ấm... Có lẽ chuyến đi xa này sẽ là cuối cùng...

Đỉnh cao của Desire luôn là lối chơi nặng nhọc không thể tưởng tượng, guitar dày đặc, giai điệu ai oán, sự kết hợp 2 vocal chính là sự hoàn hảo trọn vẹn!
Với A Ride In a Dream Crow, 5 phút đầu hoàn hảo chính là sự hiện diện đặc trưng nhất cho phong cách của Desire.
Có những lúc ca khúc như được thể hiện bởi 1 band Melodic Doom/Death bởi lối chơi thanh thoát, nhanh và quyến rũ vô cùng...

Thời điểm giây thứ 15 ở phút thứ 7... Lại một bước ngoặt trong ca khúc, khi tiếng đàn piano cất lên, giọng hát thì thào trong tiếng gió...
Mọi thứ trong thế giới này thật mông lung, mờ ảo... Ánh trăng kia, cánh rừng kia, bờ sông, ngọn núi kia... dường như mọi thứ đang cười nhạo ta... Nhục nhã, buồn khổ vì đây...
"Dance with me... Infinity... "
Câu hát cứ lặp đi lặp lại 3 lần trong tiếng đàn piano vang vọng cùng tiếng gió... Đơn giản vậy nhưng lại cắt sâu trong tim...
Đôi mắt tôi... Máu ùa ra...
Nước mắt tôi... vô vọng...
Ca khúc trôi đi dữ dội và vội vã điên cuồng... như con quạ kia đã quá mệt mỏi trên con đường trở về nơi trú ẩn...
"Bóng đen chính là ánh sáng trong tôi"... Bóng đen khép lại con đường gục ngã ấy...
................................
...

Solitude

Coi đây là ca khúc đẹp nhất album, mềm yếu nhất album... Một tuyệt khúc, đương nhiên là vậy... nhưng tôi không thể yêu nó vì đơn giản nó là 1 ca khúc của Candlemass.... Lối chơi đơn giản và không nhiều điểm nhấn (ngoài những đoạn solo đặc trưng của Desire)...
Solitude để lại duy nhất 1 điều ám ảnh chính là ca từ bi thảm. Ca khúc xoay quanh nỗi cô đơn hiện hữu trong tâm tưởng của người...
Tôi ngồi đây... ám ảnh bởi nó... Sự cô đơn vĩnh cửu là vậy... Tôi dường như không còn biết đến gì nữa ngoài nỗi buồn, sự dày vò, căm hận... và cái chết...
Hãy cho tôi được chết trong cô đơn...
Hãy để cát bụi lại về với cát bụi...
Hãy để cái chết là cuộc sống của tôi.............................

..................................
KHI NỖI BUỒN ÔM LẤY TRÁI TIM TA !!!.....................

Có lẽ đây chính là thời khắc hủy diệt tâm hồn ta...
Có lẽ đây là những gì còn lại...

When Sorrow Embraces My Heart   là một phần đặc biệt của Pentacrow, với 3 phần nhỏ gắn liền với nhau...
Đây là 1 tổ khúc về 1 cuộc tình... đúng vậy, một cuộc tình đau khổ... Một câu chuyện có kết thúc bi thảm...
Tình yêu là thế đấy, luôn đau buồn, tuyệt vọng... Những ai mang trong mình một tình yêu dào dạt, nồng thắm và đơn phương sẽ hiểu...
"Khi nước mắt rơi...
Trong sự im lặng của một tâm hồn đau đớn...
Trong con sóng dào dạt của biền tỉnh... Sự giận giữ của gió, sự tàn khốc của lửa...
Đó là cơn thịnh nổ của biển nước mắt..."
Có lẽ ta đã khóc quá nhiều, hy vọng quá nhiều và dường như không chịu nổi sự mất mát ấy... Hy vọng quá nhiều lại càng khiến ta tuyệt vọng... Tình yêu mất đi trong tâm hồn chính là nỗi đau lớn nhất...
..........Khi phần 1 chỉ là một lời than vãn cho nỗi buồn của mình... với lối chơi lề mề, chầm chậm...
Rốt cục phần 1 và 2 chỉ là cái bàn đạp cho một cái chết bi thảm ở phần 3 ca khúc...
Phần 2 mang đến cho người nghe cảm giác tiếc thương, xúc động vì cuộc tình đó...
"Quá nhiều kỷ niệm... Quá nhiều điều luyến tiếc...
Giờ đây chỉ còn lại 1 mình tôi...
Những tiếng thì thầm của em vẫn còn vang vọng nơi đâu trong tâm trí tôi... Nó chìm vào quên lãng cùng nước mắt...
Em làm tổn thương trái tim tôi thật rồi...
Và tôi sẽ chết..."
Chỉ đơn giản như vậy, chết vì yêu... Tình yêu đáng giá như vậy sao???
Khi mà Pentacrow đưa người nghe từ track1 và 2 là nỗi buồn khổ không nguyên do, cứ Doom là vậy, lúc nào cũng buồn và tuyệt vọng... Chẳng còn biết vì sao nữa... Con người ta là vậy, buồn khổ...
Còn When Sorrow Embraces My Heart lại khác... Vì tình yêu mà thế đó...
Với ta, với anh, với em... Tình yêu đều giết chết mọi thứ...

Phần 3 là những giây phút đỉnh cao nhất của Pentacrow...
Một đoạn nhạc (chỉ nói là như vậy) bao hàm mọi thứ tê tái, ai oán nhất của trần gian...

Như các ca khúc tuyệt vời và có ý nghĩa đặc biệt khác của Desire, phần 3 mở màn 1 cách trống rỗng vô hồn...
Luẩn quẩn nơi đâu... Giữa bầu trời ngào ngạt, giữa cảnh trời chiều cô đơn, đàn quạ bay tan tác...
Giọng thơ thì thào lững thững đi giữa không gian ấy...
Tiếng đàn guitar gẩy nhẹ nhàng, trôi êm đềm trên tiếng sáo mông lung... Không gì có thể tả nổi cảm giác này nữa... U sầu, buồn bã...
Hình ảnh hiện ra trong tâm thức thật đẹp... Giữa cành chiều hoang tàn ấy, Anh tựa đầu vào tảng đá và cất lên tiếng ca... Sáo hay đàn cũng chỉ như tiếng gió mà thôi, hòa quyện vào nhau... Buồn man mát...

Ah, gloomy feeling! Oh, mournful melancholy!
Godess of black darkness of the sentiment that freezes me
Heavenly and divine is the remembrance, the memory of your kiss
(Oh sorrow, embrace me... in your arms I wish yo die)
Burning in my chest, that wide sky of Desire...

Tiếng guitar cất lên như chính lưỡi dao cứa vào trái tim vậy... Nhọn hoắt, đau buốt...
Vocal hay 1 cách não nề, chính vocal và guitar là những gì truyền cảm nhất trong lối chơi của Desire, hoàn hảo, nó hoàn hảo quá mức cần thiết khi khiến người nghe cảm thấy tuyệt vọng thay cho chính nhân vật trong ca khúc...
Ca khúc là 1 mảng tối, buồn bã bao phủ khắp nơi.
"Nỗi buồn ơi... hãy chiếm lấy ta... cuốn ta đi cùng ngươi...
Trên thiên đường hồi tưởng, trên tình thương kỷ niệm... nụ hôn của em...
Trong vòng tay của nỗi buồn... tôi nguyện được chết..."
3 phút liên tiếp với 1 giai điệu chậm và u sầu không tưởng... Chưa một ban nhạc nào có giọng hát tuyệt vời như vậy, cào xé và tang thương, thì thầm nhưng uất ức...
Solo guitar lead tuyệt vời! Chỉ biết nói vậy!
Giọng ca nam gầm gừ và chua chát, guitar lead thê lương. Có vẻ như người đánh trống mệt mỏi ủ rũ với mái tóc dài, người chơi guitar đứng trên đỉnh núi với những đoạn solo ngào ngạt trong tiếng gió, giọng hát ấy lại như của 1 người đứng tựa vào cây thì thầm với chính bản thân mình... Và xa xa nơi đâu, giữa đồng cỏ hay trên trời ca lộng gió, người con gái nào đó đang khóc than và kêu gọi với giọng ca trong vắt...
Một ca khúc đẹp lạ thường, hay kinh dị... Giọng hát nữ đệm trên nền guitar u sầu, giọng ca nam ảm đạm...
Ca khúc dần khép lại khi giữa bầu trời ấy chỉ còn tiếng gió trên đỉnh đồi...

Ta chỉ biết nhắm mắt lại, chỉ để che đi ánh sáng quanh ta, chỉ giúp cuộc đời thêm u tối đi khi nghe ca khúc này............. và chỉ để nước mắt đỡ trào ra..............
Khi ta phải chứng kiến cái chết của người....................................

"When sorrow embraces my heart, it dies alone!
True love never dies...
Love is suicide..."
Khi nỗi buồn ôm lấy trái tim tôi...
Chết cô đơn...
Tình yêu thật sự không bao giờ chết...
.........LOVE IS SUICIDE..................................

Có vẻ giữa cánh đồng ấy... Chỉ còn người đàn ông đang nói những câu cuối cùng của cuộc đời...
Mái tóc dài ủ rũ, cúi gằm... Lên đạn và 1 giây sau, trong trời cao lộng gió im thim thít chỉ còn tiếng nổ vang xa...
Khi người đàn ông đã chết... Tình yêu của anh mới quay lại...
Chỉ còn tiếng kêu than, tiếng khóc lóc...

Thế đấy... Tình yêu đến rồi ra đi... Để rồi ta ra đi vì nó... kết cục là vậy... Vậy sao lại còn khóc than chi...

Ca khúc khép lại trong 1 bi kịch tình yêu...
1 người tự tử và 1 người khóc than...
Chưa bao giờ 1 ca khúc lại có cái kết bi thảm như vậy............
......



Death Blessed By A God
Là phần kết của Pentacrow, sau một tuyệt khúc như When Sorrow Embraces My Heart... dường như "Death Blesssed By A God" là 1 ca khúc trùi đi nước mắt...
Tôi không muốn nói về ca khúc này sau khi lắng nghe When Sorrow Embraces My Heart... cũng không muốn nghe nó... đơn giản cái tổ khúc 3 chương kia đã chiếm lĩnh tâm thức người nghe hoàn toàn mất rồi... Đáng nhẽ ra Desire không nên làm vậy... Lạc lõng và chưng hửng...

Nhưng rõ ràng, Death Blessed By A God thật lạc lõng, cả về lối chơi lẫn ca từ, một ca khúc mang đậm phong cách Doom/Death, xa rời đi phong cách Depressive Doom/Gothic của Desire...
Ca từ vẫn vậy, chỉ có cái chết và nỗi buồn bao phủ... Nhưng sao lại như vậy khi When Sorrow Embraces My Heart đã giết chết nhân vật chính của chúng ta... Giết chết trần gian, giết chết tâm hồn của người nghe...


PENTACROW kết thúc thật sự trong sự kỳ lạ, khó hiểu và thật sự là sợ hãi...
The Crow Shelter
Dường như con quạ kia đã tìm ra điểm dừng của mình...
Giữa bầu trời im bặt ấy... Nó cứ bay và cứ kêu thương tiếc... Chờ đợi và hy vọng...
Con quạ tưởng như đã chết giữa chuyến đi nay đang tìm về gia đình của mình...

Pentacrow khép lại trong những tiếng bay của cả đàn quạ...
Chúng tìm thấy nhau...
Gia đình tìm thấy ta...
Tình yêu đã tìm thấy ta...
Đó là niềm vui của con quạ...
Nhưng chắc chỉ trong là giấc mơ.............................................


TỪ :Nguoidien


.......
Hãy lặng lẽ lau khô giọt nước mắt
Rắc lên mồ nỗi hiu quạnh ngàn thu
Để cô đơn lại cất lên lời ru
Để lỗi lầm chìm sâu vào lòng đất
                                                  ..........




Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

UARAL - BAN NHẠC CỦA NHỮNG CƠN MƯA BUỒN

Xin tản mạn đôi dòng cảm xúc

    Cách đây 3 năm,vào năm 2005 trong 1 quán cà fe Rock của Sài thành vang lên một thứ âm nhạc buồn đến mức nẫu hết hết ruột gan của tôi
Lạ lẫm lắm vì,lần đầu tiên tôi nghe thấy tiếng acoustic  hay đến thế,tiếng flute vi vu man mác buồn,và có tiếng khóc nức nở ai oán của 1 người đàn ông trong mưa…! Từng node nhạc cứ chầm chậm vang lên ,trong veo như những giọt mưa lạnh thấm ướt tâm hồn của 1 người cô đơn(?!)…trong bài Eterno En mi và Lament ,cả 2 ca khúc này đều nằm trong Ep Laments năm 1998 của Uaral .

   Và không chỉ có mình tôi bị thu hút bởi thể loại âm nhạc buồn bã trên ,vì nhìn quanh quán cà fe Rock đó,ai cũng lặng thinh chăm chú vào giai điệu lạ,khói thuốc mỗi lúc 1 dày đặc …Từ đó,quán hay mở nhạc của Uaral cùng với các band doom(nói chung) khác,và tôi cũng lui tới thường xuyên,nhất là những lúc buồn,muốn nghe 1 ,hoặc 2 bài của họ.Tên tuổi của Uaral bắt đầu xuất hiện trên các forum ,và rất may mắn,tôi có được 2 AB hay nhất của Uaral (may mắn vì lúc đó không có điều kiện down nhạc và cũng chưa tiếp xúc nhiều với các thể loại Rock,Metal) là EP Laments 1998 và fullenght Sounds of Pain do mượn của thằng chỉnh nhạc ở quán Rock.Đã 3 năm trôi qua,đôi khi lấy lại Uaral ra nghe,cảm xúc vẫn dâng tràn như cũ.Sài Gòn không có mùa đông như Hà Nội,hay Đà Lạt nên chỉ cần 1 vài cơn gió lạnh,trời ngả dần sang sắc xám cũng đủ cho những tâm hồn nhậy cảm thỏa mãn rồi,và những lúc như thế tôi hay tìm nghe nhạc của Lake of tears,Estatic fear, Empyrium,Savatage..Và tất nhiên là có cả Uaral nữa.

   Nói lan man,chắc cũng có nhiều người biết band này rồi,sau đây sẽ là 1 số tổng hợp về Uaral cho những ai cần tìm hiểu :

Uaral là band nhạc folk/doom metal đến từ Chile ,band được lập vào năm 1996 và đến nay vẫn còn hoạt động với 2 thành viên :
Aciago - all instruments
Caudal – vocals

 Họ ra được 3 demo ,1 Ep ,và 2 Fullenght

Uaral Demo, 1997
Laments EP, 1998
from the agony to the hopelessness Demo, 1998
acidal Demo, 2004
Sounds of Pain Full-length, 2005
Lamentos a Poema Muerto Full-length, 2007

Thông tin ngoài lề,lúc mới ra những demo đầu tiên,chỉ có vài người bạn của band nhạc được biết.

Theo tôi,chỉ có 2 Ab của Uaral đáng nghe đó là EP Laments 1998 và Fullenght 2005 Sounds of pain ,các demo còn lại chưa được share còn AB 2007 Lamentos a Poema Muerto cung chỉ đổi tên 1 số track thuộc Ep Laments ,intro và outro cũng ko có sức quyến rũ !

Về EP Laments 1998

1.Intro                                                                 
2. The Writing And The Cry...                       
3. Lament                                                                 
4. Surrendered To The Decadence (Part II) 
5. Eterno En Mí    


Ep này chơi khá là nhẹ nhàng,chất metal rất ít,chủ yếu là tiếng guitar thùng long lanh,kết hợp với flute,piano và tiếng gầm gừ của vocal và một vài hiệu ứng tiếng động trong thiên nhiên ,núi rừng Chile …

Bài intro của AB này toát lên 1 vẻ trầm cảm khó tả,mở đầu là tiếng mưa rào nặng hạt với sấm chớp xé toang màn đêm,bỗng dưng trong cơn mưa lạnh có tiếng kèn hú ,sói tru và tiếng gào thê lương  của 1 người đàn ông.Thử nghĩ xem,hình như cả ba tiếng động này là một chăng?Uaral  muốn những âm thanh,hình ảnh này làm nên một khu rừng hoang vắng,chỉ có 1 người,cô đơn với núi rừng nhiệt đới trong cơn mưa đêm lạnh giá…. Cũng giống như một con sói già,bất lực tru tréo khi bầy đàn bỏ nó đi hết.Bài intro cũng khá ngắn,chỉ vỏn vẹn 1 phút 29 giây,có 2 lần lập đi lập lại những âm thanh của sự cô đơn,khiến lối dẫn vào khu rừng của 1 người tuyệt vọng thêm phần u uất và tăm tối hơn;nhưng người nghe vẫn cứ muốn bước vào câu chuyện buồn ấy,vẫn muốn lắng nghe người đàn ông kia than thở cuộc đời vì 1 lực hút kỳ lạ.


Track thứ 2, The Writing And The Cry...                        

     Bắt đầu bước vào thế giới này,Piano và guitar thùng dạo chầm chậm mơn trớn đưa người ta vào 1 con đường nhỏ,tôi lại như bị thôi miên trong chốc lát rồi choàng tỉnh  bởi tiếng nện trống nặng trĩu,lê thê của Aciago. Người nghe bị cuốn theo từng nhịp trống chậm/chắc,như tiếng thoi thóp của con tim sắp tắt , và người nghe bắt đầu lắng nghe tâm sự của 1 người đàn ông khổ hạnh,thều thào với cây đàn mộc… và khi không chịu đựng nổi vì đã kìm nén quá nhiều,Caudal đã khóc với tột cùng cảm xúc

…I’m  cryyying !

    Có một điểm dừng ở ngay khúc này ,có lẽ nước mắt lại chảy dài trên mặt …Khúc cuối Aciago đã xử lý rất khéo cây đàn điện của mình,làm cho tiếng lead trở nên xa tít tắp,như một dòng suối mát vỗ về tâm hồn khô cằn,kết thúc track số 2 một cách tuyệt vời


   Track 4, Surrendered To The Decadence (Part II)   

Tiếng acoustic sắc lẻm như đang cứa vào nỗi đau của chàng trai.Ở track này,Caudal ít xuất hiện khi chỉ có 1 vài lời tâm sự,một vài tiếng thì thào khe khẽ,còn lại bao trùm cả track là sự kết hợp hoàn hảo của các nhạc cụ còn lại .Có lẽ anh muốn cảm nhận cái không gian  âm u,cô quạnh này.Còn gì nữa đâu,ta với riêng mình ta…mệt mỏi lắm…

Track 3,Lament và Track 5, Eterno en mi
         
1 sự trùng hợp chăng?
Tôi lại bị thôi miên lần nữa,khi Aciago mang  những kỷ niệm cũ tràn về bằng cây guitar mộc ,còn Caudal kể tiếp câu chuyện của mình.Điểm đặc biệt của ca khúc này là tiếng guitar cổ điển như đang tự sự thay cho cuộc đời bất hạnh của người đàn ông,.Cũng giống với track 2,khúc cuối track này đã  chơi guitar điện rất réo rắt để làm điểm nhấn của track ,trên nền đệm mờ ảo của piano…  

    Track 3 này ,rốt cuộc là những ký ức ,kỷ niệm …đã mất đi,bây giờ nhớ lại đầy tiếc nuối
Và Caudal đã đẩy nỗi nhớ đến cao trào khi bật khóc nức nở.Thế giới của họ u ám và buồn bã hết mức.Track 3 và track 5 Eterno en mi của Ep này,khá giống nhau ,cùng 1 kết cấu là Caudal khóc,gào trong tuyệt vọng,trên nền của 2 cây guitar mộc,tuy nhiên trong Eterno en mi tôi thấy thú vị hơn rất nhiều với  tiếng mưa rả rích, acoustic thu hút hơn ,réo rắt hơn…vocal hát lên những lời trách móc bản thân và sự tiếc nuối về những gì đã qua.Tiếng khóc đến nghẹn lời,nức nở hết mức của Caudal đã làm tôi lặng người.
…Và có lẽ,rất nhiều người cũng đã rơi lệ khi đồng cảm với những nghệ sỹ của Uaral

  Track 5 cũng là track cuối của Ep,theo tôi đây là track hay nhất trong cái Ep tuyệt vời này với intro và outro thú vị,với tiếng mưa vẫn rả rích,tiếng quạ kêu hú xa xăm và tiếng thở dài của Caudal.Câu chuyện vẫn còn dang dỡ ,nỗi buồn vẫn còn đó và chờ người nghe khám phá nó.Ta như lạc vào một khu rừng,xung quanh ta là 1 màn đêm bao trùm,tĩnh mịch ,lạnh lẽo thật đáng sợ.Uaral đã khéo léo đưa ta đến 1 nơi  hoang vắng ,để cảm nhận sự cô đơn,trống trải trong tâm hồn của họ, và tiếp tục khám phá thêm 1 album hay nữa của Uaral,AB Sounds of  Pain


Fullenght hay nhất của Uaral năm 2004

SOUNDS OF PAIN - Uaral 


1.Lost
2.Surrendered To The Decadence
3.Eternal Beauty Of The Trees
4.Sounds Of Pain...
5.Niche
6.Depresión
7.La Vaga Esperanza De Ser
8.Uaral





Track đầu tiên,Lost -đánh mất 

Caudal khóc như điên dại,anh chạy trong cơn mưa tầm tã ,có cảm giác rằng tiếng kèn hú thay cho cơn gió lạ đang đuổi theo Caudal ,có lẽ anh muốn chạy để không phải đối mặt với những ám ảnh của quá khứ chăng? Tiếng thở nặng nhọc hồng hộc như sắp hết hơi,anh đang chạy vào 1 ngõ cụt rồi,không có lối ra,làm sao đây ??? ngỏ cụt của cuộc đời và ngõ cụt không lối thoát trong tâm trí anh là một.

Track 2, Surrendered To The Decadence 

   
Tiếng flute ai oán song tấu cùng với guitar đậm chất cổ điển,Aciago đã đưa nỗi buồn của Caudal ngày càng thăm thẳm,rơi vào vực sâu của sự chán nản tuyệt vọng! Caudal muốn ra đi,anh muốn từ bỏ những nỗi đau tột cùng cứ ám ảnh mình .Ở bài này,khúc cuối tiếng bass dày và ấm như muốn vỗ về,che chở cho chàng trai cô đơn dưới cơn mưa lạnh.

Và track 3, Eternal Beauty Of The Trees
   
Mở đầu bằng khúc solo piano mượt mà,êm ái như ru cho Caudal ngủ 1 chút sau những mệt mỏi,bất chợt Aciago đánh thức Caudal dậy bằng những hồi trống nặng trịch trên nền  accord dầy ,réo rắt; đoạn trống dồn dập này khiến người nghe liên tưởng đến tiếng trống cầu hồn trong A Celebration for the Death of Man... của Agalloch!
Và kết thúc track này,tiếng electrics guitar lại réo rắt kết hợp với Piano mơn trớn như vừa xoáy sâu vào vết thương trong lòng người vừa xoa dịu nỗi đau đó… thật lạ.

Track 4,Những âm thanh của đau thương! Sounds of pain

Đây là track dài nhất trong Ab,với gần 20 phút chia làm 4 trường đoạn cảm xúc.

Trường đoạn thứ nhất:

The oversight forgets, as the leaves upon trunk.
The rain humidifies I have a meal when I cry dead calm.

Home: I give melancholy.
Room: of alloyed grief. 


lật lại những hồi ức,gạch gạch vò rồi xé ,tiếng bước chân nặng trĩu bước vào phòng tắm và xả nước cho mát mẻ tâm hồn trầm uất.

Trường đoạn thứ hai

Tender the silence airs soft shouts and whines.
The footprints blanket ignores to feel,
alive with the sounds of the pain,
I die to want to live.

Thở than và thì thào 1 chút như làn sương mù cô quạnh
Những bước đi không còn cảm giác nữa
Sống với những âm thanh của đau thương này
Tôi chết đi …để rồi được sống lại …


Tiếng lead guitar của aciago lạnh lẽo và buồn quá,người đàn ông bất hạnh kia muốn chết để rồi được trốn thoát khỏi nỗi đau vô chừng mà anh ta mang bấy lâu nay

Trường đọan thứ ba

Những giọt nước mưa hay là nước mắt lại rơi?
Vẫn là tiếng guitar mộc quen thuộc để mở đầu cho 1 trường đoạn trong ca khúc này,ko còn lời thì thào yếu ớt nữa,chỉ có 2 cây guitar mộc tấu lên trong sự im lặng đáng sợ của đêm.

Trường đọan cuối/
lại mưa,người đàn ông đó lại tìm cuốn nhật ký của mình,lật và xé,tim anh đập 1 cách yếu ớt như thể không còn sức lực nữa,mỏi mệt đã làm anh suy sụp .Anh trút hết bực dọc vào cuốn nhật ký của mình,xé và xé .Không khí nặng nề bao trùm cái không gian nhỏ…một chút lắng đọng hiếm hoi bị phá vỡ bởi tiếng distort của cây guitar điện,trống và bass sóng đôi giống như 1 ngọn núi lửa đầy nham thạch bắt đầu tuôn trào và vỡ òa nỗi đau chôn giấu của Caudal

Solitude you insert yourself insane you rain me in the eyes,
you open me the veins and I bleed internal. Another time…

Home: I give melancholy.
Room: of alloyed grief.


Nơi cô quạnh này,ngươi làm ta điên loạn,và đem đầy mưa đến trong đôi mắt ta
Ngươi chỉ ra những mách máu trên tay ta,và tự ta sẽ cắt nó…


Người đàn ông tự nói với sự cô đơn,nỗi tuyệt vọng rằng anh ấy muốn chết
Bằng cách cắt những mạch máu trên tay mình,cho nó chảy dài
Anh tự đối thoại và cảm nhận rằng,căn nhà và căn phòng im ắng này không thể nào buồn hơn được nữa,như một người điên trống rỗng ,anh nói chuyện với vô thức!

Oh .oh,oh oh ,oh…. Oh,oh,oh,oh,oh…. Oh,oh,oh,oh,oh….
Nỗi dau này sẽ chấm dứt,máu đã chảy rồi,sẽ không còn sự sợ hãi nữa,không còn dằn vặt 


Track này có lẽ là track hay nhất của cả Album này,nó đem đến cho ta những âm thanh,hình ảnh của sự đau đớn,tuyệt vọng;nó cũng giúp ta thấu hiểu sự trầm cảm mà 1 người điên đang phải chịu đựng.

Track 5, Niche 

Lời tự sự lại tiếp tục,tuy nhiên track này không có nhiều sự hấp dẫn ,vẫn là tiếng guitar mộc quen thuộc của aciago,kết hợp với flute,và trống nhẹ nhàng
Cá nhân tôi coi đây là  track nghỉ của cả Album này,giá như nó là một bản instrumetal thì tốt hơn để chuẩn bị đón track cực kỳ ấn tượng,track số 6,Depression/sự trầm cảm

Track 6,Depression..

Mở đầu cho track này là khúc solo của keyboard,từng node nhạc vang lên thánh thót như những giọt mưa lạnh đang rơi xuống khu rừng mà Caudal đang ở.Tiếp theo là nhịp pedal đôi dồn dập của trống,tiếng léo lắt cả guitar điện  như một cuộc đuổi bắt cuả những mâu thuẫn nội tâm đang giằng xé người đàn ông tội nghiệp.rồi tất cả lại im lặng….chỉ còn những node nhạc guitar thùng vang lên  trong vắt  như muốn xoa dịu người đàn ông tội nghiệp,hãy ngủ đi Caudal…ngày mai sẽ khá hơn chăng?

Tôi thích những bản nhạc có cấu trúc như track 6 này,có lúc ru người ta ngủ bằng những âm thanh mượt mà của acoustic,của piano,rồi lại cao trào với cảm xúc bị đẩy lên cao nhất,cuối cùng lại nhẹ nhàng ,mơn trớn ,du dương để đưa người ta sang một trạng thái  cảm xúc khác,lắng đọng hơn…
Không dám so với Waldpoesie trong Weiland của empyrium,nhưng theo ý cá nhân  track này hay hơn bất kỳ track nào khác trong A sombre dance của Estatic fear  và có thể gần bằng với The Crown of Leaving hoặc Reminiscence trong Memorandum của Lacrimas profundere


Track 7, La Vaga Esperanza De Ser và track 8 ,Uaral

Tiếng cầu kinh của 1 nữ tu vang lên 1 cách ghê rợn,có lẽ là cầu cho cuộc đời nhuốm màu đen của người đàn ông trầm cảm kia chăng?
vẻ kỳ bí của ca khúc này càng tăng lên với những cú tỉa guitar mộc,tiếng flute âm u,và hơi thở dài cứ vất vưởng đâu đây;Caudal tiếp tục cất tiếng hát trầm buồn,trên nền hợp âm acoustic dài bất tận .Tiếng hát của Caudal ngày càng méo mó,và đầy bi ai,có lẽ nghe đến khúc này và cả cái track cuối,track Uaral người nghe sẽ không chịu được nữa vì tang thương và ai oán quá,người đàn ông vỡ òa trong nước mắt,anh ta đang run rẩy trong một góc rừng nhiệt đới,với mưa rào và rét mướt,không còn ai cả…

Tóm lại,

Album này có lẽ là hay nhất trong các Album đã ra của Uaral,tất nhiên tôi đánh giá cao hơn cái Ep 1998 của họ.Nếu Ep Laments đạt 8.5 điểm thì Sounds of pain xứng đáng điểm 9!
Bằng phương pháp diễn tả tâm trạng rất tài tình với những tiếng acoustic long lanh, tiếng bass và tiếng nện trống dày ,nặng trịch,chậm rãi,tiếng Flute buồn tênh và cả những đoạn solo Piano mượt mà, người nghe khó có thể dứt ra khỏi nỗi buồn của chàng trai cô đơn,đang đối mặt với những cơn dằn vặt xâu xé.
Nhìn bao quát,đây là 1 câu chuyện về nỗi đau khổ,cô đơn của một người trầm cảm muốn thoát ra khỏi sự đau đớn và dằn vặt trong tâm hồn.Uaral cũng đã kết hợp các nhạc cụ,và hiệu ứng âm thanh rất tài tình,tạo lên siêu phẩm này.Aciago mãi  là 1 tài năng lớn khi mình anh chơi toàn bộ các nhạc cụ một cách điêu luyện và truyền tải nhiều cảm xúc,còn Caudal cũng tròn vai khi thể hiện được sự buồn bã,đau khổ cùng cực nhất trong những lời ca.

    Nghe mãi mà không thấy chán.Sounds of pain đánh sâu vào cảm xúc tả thực,chứ không hề ảo.Nghe là cảm nhận ngay…

Tuy cả 2 Ab này,có 1 vài track khá là giống về cấu trúc nhạc,nhưng nhìn chung vẫn có thêm 1 vài phá cách biến đổi trong âm nhạc của Uaral

Những AB của Uaral nên nghe vào 1 buổi chiều mưa to,trời xám xịt và trong lòng bạn phải có 1 chút buồn …thêm tí men rượu và vài điếu Jet nữa thì tuyệt vời ^^

Những đêm giữa tháng 11/2008
Trời Sài Gòn trở lạnh…

Review by Krieg

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

Cascadian Black Metal ...

Có lẽ khởi nguồn từ Wolves In The Throne Room.
Giờ đây, phong cách âm nhạc như thế này đã phát triển thành 1 một cụm từ dành riêng cho những ban nhạc như vậy: 
Cascadian Black Metal.

Trước hết giải thích ý nghĩa từ "Cascadian", nó được ví chỉ đến những con người, ban nhạc đến từ dải núi Cascade.
Cascade là một dãy núi chính ở phía tây Bắc Mỹ kéo dài từ phía nam tỉnh bang British Columbia của Canada chạy qua hai tiểu bang Washington và Oregon rồi đến Bắc California.
Nếu muốn tìm hiểu thêm, anh em vào: Wiki


Dải núi Cascade được cho là vùng đất có thời tiết khắc nghiệt đa dạng nhất trên hành tinh, là nơi có lượng mưa trung bình lớn nhất tại Châu Mĩ, là nơi có lượng tuyết rơi trung bình lớn nhất thế giới, là nơi có số lượng núi lửa đang hoạt động nhiều nhất...
Đó có thể là một phần lý do cho thấy cảm xúc về thiên nhiên của những ban nhạc ở đây lớn như thế nào.

Xuất phát từ Wolves in The Throne Room, ban nhạc thành lập năm 2003 tại Olympia, Washington. Đây hiển nhiên là ban nhạc lớn nhất ,tiêu biểu nhất cho những ban nhạc Black Metal đến từ vùng núi Cascade.
Và chắc chắn WitTR còn là 1 trong những ban nhạc có lối chơi đặc biệt, khác lạ, mới mẻ và có tầm ảnh hưởng lớn nhất tại đầu thế kỷ 21.

Tháng 3 năm 2009, WitTR phát hành album full-length thứ 3 của họ, album mang tên "BLACK CASCADE" - và cũng từ album này, cụm từ Cascadian Black Metal đã được sinh ra.
Một lần nữa, Black Metal thế giới chứng kiến sự sinh thời của 1 dòng nhạc mới, 1 tư tưởng mới cho Black Metal.

Chỉ trong vòng vài năm qua, đã có rất nhiều những ban nhạc được thành lập và mang tầm ảnh hưởng từ Wolves In The Throne Room vô cùng rõ rệt. Có thể nêu ra những ban nhạc sau đây, tất cả bọn họ đều đến từ CASCADE:
- Chính là ban nhạc FAUNA mà topic này đã đề cập đến.
- SKAGOS - ban nhạc đến từ tiểu bang British Columbia, Vancouver từ Canada.

Thực sự thì bức ảnh này cho ta thấy SKAGOS ảnh hướng lớn từ WitTR như thế nào và cũng cho ta thấy được giá trị của tư tưởng tôn sùng thiên nhiên đối với họ là như thế nào...
Skagos đã được nhắc đến tại diễn đàn của chúng ta, album "Ást" của họ phát hành năm 2009 là 1 siêu phẩm không thể chối cãi!!!

- 
ALDA từ Tacoma, Washington.
Thêm 1 hình ảnh cho thấy những ban nhạc sau này được mệnh danh là Cascadian Black Metal đi theo bước chân của Wolves in the Throne Room như thế.
Tư tưởng tôn sùng thiên nhiên, tôn vinh những gì thuộc về thượng cổ, căm ghét cuộc sống hiện đại...
ALDA đã phát hành album đầu tiên vào năm 2009, đây cũng là 1 album tuyệt vời. Cách chơi của những ban nhạc Cascadian có 1 nét tương đồng, âm thanh guitar thường rất dài, cảm thấy tiếng nhạc lê thê nhưng bên cạnh có nét của epic, tất cả các band đều thể hiện chất Atmospheric tuyệt đỉnh, giai điệu đẹp và xen kẽ là những tiếng đàn acoustic. Hình dung 1 cách đơn giản hơn, chất nhạc của Cascadian Black Metal là sinh ra từ Wolves in The Throne Room - đỉnh điểm là album đầu tiên của họ "Diadem of 12 Stars" phát hành năm 2006.


- LEECH
Một tên tuổi lớn khác của Cascadian Black Metal.
Leech đến từ Salem, Oregon. Nếu so với các ban đã nêu thì Leech là band chơi dữ hơn cả, tiền thân là 1 band chơi kiểu raw black metal Mĩ bình thường. Nhưng kể từ demo "Against Leviathan" (2007) và đặc biệt là split album với Thou năm 2008, LEECH đã trở thành 1 band Atmospheric Black Metal mang theo chất Epic đặc trưng của Cascadian Black Metal.
Split với Thou là 1 album tuyệt vời, track của Leech dài 20 phút thật sự không có gì để chê...


Có một số ban nhạc không thuộc dải núi Cascade nhưng cách chơi và tư tưởng của họ cũng ảnh hưởng ít nhiều từ Wolves In The Throne Room, tiêu biểu có thể nói đến Velnias, Falls of Rauros, Wendess...
Trong đó, đáng nói hơn cả theo tôi chính là 
FALL OF RAUROS.

Thành lập năm 2005, ban nhạc từ Maine, USA phát hành album đầu tiên năm 2006 "Into the Archaic".
Chất nhạc Atmospheric Black Metal của FoR có thể coi là sự hoà quyện từ âm nhạc của WitTR và Agalloch. FoR chơi acoustic tuyệt hay, cũng như những tiếng guitar dằng xé tàn tạ, cũng mang theo tư tưởng tôn sùng thiên nhiên, Fall of Rauros càng ngày càng trở thành 1 ban nhạc lớn, album "Hail Wind and Hewn Oak" phát hành năm 2008 của họ cũng đáng được gọi là siêu phẩm. 


Thật khó khi nói về mối liên kết giữa âm nhạc Black Metal cũ với chất nhạc của những band CASCADIAN BLACK METAL. Sự so sánh là khập khiễng và không công bằng cho cả 2, dù gắn với Black metal nhưng Cascadian Black Metal theo tôi là tách biệt rất rất nhiều so với Black Metal thực thụ.
Vấn đề nằm ở chỗ tư tưởng và cách chơi, những band Cascadian dẹp bỏ quan niệm về tín ngưỡng, họ chỉ đề cập đến thiên nhiên và những thứ hoang sơ cùng cuộc sống mở rộng vắng bóng con người.
Những người nghe Black Metal cũ có thể khó chấp nhận cách mà những band "Cascadian Black Metal" đang thể hiện, cũng như Wolves in the Throne Room, quá nhiều người không cho rằng họ là 1 ban nhạc chơi Black, dù âm nhạc của họ rõ ràng đến vậy.
Wolves in The Throne Room mở ra 1 kỷ nguyên mới cho tư tưởng mới của những người nghe và chơi Black Metal ở vùng Cascade ấy.

Dù sao, trong thế giới lúc này quá lớn ấy, Cascadian Black Metal đã trở thành 1 phần không thể xoá bỏ. Những ban nhạc nhỏ vẫn đang ngày ngày được thành lập, và còn đó 1 số band lớn nữa mà chưa được nhắc đến...

Tôi chỉ muốn giới thiếu với anh em về dòng nhạc này, bản thân tôi đánh giá cao những gì những ban nhạc này làm ra...


Khép bài viết lại bằng 1 số hình ảnh của Wolves in the Throne Room, những bức hình nói lên âm nhạc, tư tưởng của WitTR nói riêng và cảCASCADIAN BLACK 

Nguồn:Misanthropians

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Behind Blue Eyes...

Đến giờ thì em mới hiểu được cái cảm giác “to be hated” là như thế nào. Giá mà không phải là anh. 
Em nhớ, anh vẫn thích nghe bài hát này lắm, nó đúng với cảm giác của anh, một người luôn một mình, cô độc… Mỗi khi anh để lên banner của anh bài hát này, em lại thấy lòng mình chùng xuống, một nỗi buồn không thể tả được. 
Khi đó, em vẫn chưa yêu anh. Em nhớ sau lần đầu gặp anh, em nói nhiều về anh đến nỗi, người đó đã thắc mắc: “ tại sao em lại tỏ ra đồng cảm với anh như vậy”? Tại sao em quan tâm nhiều đến anh?...

Em cũng không biết tại sao lại như thế nữa. Chỉ biết rằng em nhìn thấy hình ảnh cậu bé buồn bã trong những trò chơi trẻ con, thấy cậu bé đó nghịch ngợm thật quen thuộc, như là hình ảnh của chính mình. Và cũng chẳng biết tại sao em lại dễ dàng để tâm hồn mình tràn ngập hình ảnh về cậu bé đó, về anh của hiện tại mà quên mất rằng lúc đó em còn có một người đang chờ đợi em. 

"No one knows what it’s like
To be the bad man
To be the sad man
Behind blue eyes"


Tại sai đôi mắt anh lại buồn đến vậy. Lúc đó, em chỉ đau đáu một câu hỏi đó thôi và cái tính bướng bỉnh của em đã đặt cho em cái mục đích là xua đi cái ánh mắt buồn đau đấy. Mặc cho mọi người vẫn khẳng định với em đó không phải là một đôi mắt buồn, chỉ là một đôi mắt vô hồn của một người ít tình cảm. Em không tin mọi người. Bởi em biết những gì đằng sau đôi mắt đó. Anh không phải là người để làm 1 “bad man”, anh chỉ là một “sad man” thôi, phải không anh?

Nhưng sao anh lại cô độc đến vậy. Em đã từng bị ám ảnh về một hình ảnh một chú sói, đơn độc trên mỏm đá, hướng mặt về một phía và thét lên những tiếng gào cô độc. Đối với em, đó là hình ảnh buồn bã nhất trên trái đất này, cho bất kỳ sinh vật nào khi xung quanh chẳng có ai yêu thương. 


Nhưng tại sao lại là ”to be hated”? Chẳng lẽ những người xung quanh không yêu quý anh nhiều và nhanh chóng như em đã yêu quý anh chăng? Em nhớ anh thường xuyên nói “Ghét em”… 

"And no one knows
What it’s like to be hated
To be faded to telling only lies "


Em không tin anh là một người xấu. Một người xấu có lẽ không phải dằn vặt mình khi phải nói dối phải không anh? 

"But my dreams they aren’t as empty
As my conscious seems to be
I have hours, only lonely
My love is vengeance
That’s never free "


Em chẳng cần biết đến những thứ này để tin rằng anh là một con người giàu tình cảm. Bởi ánh mắt buồn của anh em đã đọc được tất cả. Anh nói anh đọc hết mọi thứ trong đôi mắt có lửa của em. Còn em, chẳng dám nói là đọc được gì đâu trong mắt anh nhưng biết đằng sau ánh mắt đó là một người như thế nào. Đến bây giờ em vẫn tin những gì mình cảm nhận là đúng. 

"No one knows what its like
To feel these feelings
Like i do, and i blame you!
No one bites back as hard
On their anger
None of my pain woe
Can show through

Discover l.i.m.p. say it [x4]
No one knows what its like
To be mistreated, to be defeated
Behind blue eyes "


Em vẫn mơ về một tình yêu đầy tự do, nơi mà em có được tình yêu và tất cả những gì còn lại. Em vẫn nghĩ mọi thứ vẫn đơn giản lắm, dù anh đã cảnh báo em… 

Em vẫn tin rằng mọi thứ sẽ đơn giản lắm, để đến với nhau, cho dù em bị ngăn cản để đến với anh. Nhất là khi, em thấy trong mắt anh sự cô đơn đang lắng xuống. Ánh mắt của anh đã dần dần có lửa. Mỗi khi anh nhìn em, em như được chìm trong ngọn lửa dịu dàng đó. Và cả người anh tràn lên cái sinh lực của một người đang có tất cả, đang nắm hạnh phúc trong tay… Em đã thật hạnh phúc biết bao! 

Lâu rồi, em mới nghe lại bài hát này… Và tiếc rằng, chỉ đến bây giờ em mới hiểu được trọn vẹn bài hát. Em mới hiểu được người ta không thể cảm nhận hết về một bài hát chỉ vì nỗi đồng cảm với người nghe, người ta phải đặt mình trong bài hát mới có thể thấy hết được những gì bài hát truyền tải. 

Em giờ đây mới hiểu được, khi bị người thương yêu của mình ghét bỏ là thế nào. Có lẽ, cô bé đơn độc ngày xưa cũng chẳng bao giờ hiểu được. 

No one know how to say
That they’re sorry and don’t worry
I’m not telling lies 


Em đã sai phải không anh? Em đã làm gì để đôi mắt của anh lại quay lại như xưa thế, em cũng không biết nữa… 
Giá mà em có thể biết, để mà nói lời xin lỗi như thế nào… Hay để nói lời gì đó, để ánh mắt của anh trở lại dịu dàng như trước. Để em không còn biết đến “to be hated” là gì nữa. Đừng nhìn em như thế, yêu thương ơi. 

"No one knows what its like
To be the bad man, to be the sad man
Behind blue eyes."


Nguồn:nhacvietplus